Xử phạt vi phạm lĩnh vực phân bón

18/03/2021
26/07/2016Nguyễn Minh

Ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung…

Nghị định số 115/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/9/2016 đã tăng cường xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phân bón.

Ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, thử nghiệm phân bón; giấy phép sản xuất hóa chất bảng; giấy phép sản xuất phân bón; giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF, hoạt động sản xuất phân bón, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với loại tang vật phương tiện vi phạm hành chính quy định tại điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại khoản 6 điều 5, khoản 6 điều 14, khoản 8 điều 14a, khoản 4 điều 14b, khoản 4 điều 14d, khoản 2 điều 14e, khoản 3 điều 14g, khoản 8 điều 19, khoản 2 điều 20, khoản 3 điều 21, khoản 4 điều 24, khoản 4 điều 25 Nghị định này.

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Xếp, để sản phẩm phân bón lẫn với nguyên liệu sản xuất tại nhà xưởng sản xuất phân bón; xếp, để sản phẩm phân bón tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất mà không kê lên kệ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có nội quy sản xuất, quy trình vận hành, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo tại vị trí các dây chuyền sản xuất, nơi để nguyên liệu, sản phẩm trong nhà xưởng sản xuất.

Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu, trừ các mẫu nguyên liệu là khí tự nhiên, khí đồng hành và nguyên liệu phụ trợ; không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người không có trình độ chuyên môn một trong các chuyên ngành như lý, hóa, sinh học, nông nghiệp để sản xuất phân bón.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có thỏa thuận hoặc hợp đồng với phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định để đánh giá chất lượng phân bón hoặc có thỏa thuận hoặc hợp đồng nhưng không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng phân bón trước khi đưa phân bón ra kinh doanh.

Bài viết liên quan