Vai trò của phân hóa học với cây trồng

18/03/2021

Vai trò của phân hóa học với cây trồng

Vai trò của phân hóa học đối với năng suất lúa: 

Trong vòng 30 năm cuối thế kỷ 20 diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 24% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. 

Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. 

Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. 

Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào.

Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. 

Vì vậy phân chuyên dùng cho lúa hiệu Đầu Trâu ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi, có khoa học và hợp lý hơn. Cho đến nay, phân Đầu Trâu vẫn là nhãn hiệu duy nhất được Hội đồng KHKT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. 

Nhu cầu phân bón cho cây trồng Việt Nam đến năm 2010:

Cho đến năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó cây hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha. Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3 triệu tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali. 

Dự kiến cho đến thời gian ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP sản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được như vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn phân Kali nữa là tạm đủ. 

Ngoài 2 nhà máy sản xuất phân bón tại TPHCM và Lâm Đồng, Công ty Phân bón Bình Điền đang triển khai xây dựng thêm 1 nhà máy ở tỉnh Long An với công suất 500.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cung cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra.

 Sưu tầm

Bài viết liên quan