NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NHÂN NHANH NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA SPP ĐA TÁC DỤNG ĐƯỢC TUYỂN CHỌN ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

10/05/2022

Ứng dụng vi sinh vật trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, y học… hiện nay đang là một trong những định hướng của phát triển bền vững. Vi sinh vật là một trong những mắt xích quan trọng của hệ sinh thái trên Trái đất. Chúng phân huỷ xác động thực vật, những hợp chất hữu cơ cao phân tử thành những chất đơn giản, dễ tiêu trả lại cho môi trường, là thành phần không thể thiếu đối với cây trồng,…

Theo G. E. Harman và cộng sự, Trichoderma spp. là loại nấm hiện diện trong hầu hết các loại đất và các môi trường sống đa dạng khác. Đây là loại nấm được nuôi cấy phổ biến nhất và thường được phân lập từ đất. Chúng được ưa chuộng bởi mật độ bào tử cao, kích thích sự phát triển của rễ, dễ dàng sinh sống. Các chủng tốt nhất sẽ cư trú trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ ở dưới bề mặt đất một mét hoặc hơn và chúng có thể tồn tại với hoạt tính có ích đến 18 tháng sau khi bón. Tuy nhiên, hầu hết các chủng đều thiếu khả năng này. Ngoài phân huỷ chất hữu cơ, Trichoderma spp. còn tấn công, ký sinh và cạnh tranh dinh dưỡng với các loại nấm có hại khác như Rhizoctonia solani, Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii… đây là loài gây ra các bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu, bệnh lở cổ rễ ở cà phê, bệnh xì mủ sầu riêng, thối rễ ở cây bơ… và các bệnh tương tự liên quan đến rễ ở các giống cây trồng khác.

Khi Trichoderma spp. sinh sôi mạnh, chúng tăng cường sự phát triển của cây và rễ, chúng cộng sinh tốt với tất cả các loài sinh vật có ích trong đất, giúp tăng độ tơi xốp cho đất.

 

Ảnh: Khuẩn lạc Trichoderma hamatum nuôi cấy trên môi trường PDA ngày thứ 4

Hiện nay, một số loài Trichoderma spp. có hoạt tính mạnh đã được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp như: T.harzianum, T.aureoviride, T.atroviride, T.koningii, T.longibrachiatum, T.viride, T.pseudokoningii, T.longipilis, T.minutisporu, T.hamatum, T.seesei

Ảnh: Trichoderma spp. thành phẩm dạng bột mật độ > 1,0 x 109 CFU/g

Rất nhiều chủng Trichoderma spp. còn tiết ra enzym giúp phân hủy mùn, rễ cây, các loại phân hữu cơ, giúp chuyển hóa thành các dạng chất mà cây có thể hấp thu được. Ví dụ enzym cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase.

Do khả năng phân giải nhiều dạng cellulose và tiết nhiều enzym nên chúng được sử dụng để ủ phân hữu cơ từ phân chuồng, phụ phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, bã mía, rơm rạ, thân, lá cây, hoa quả rụng,.Khi kết hợp với một số loại vi sinh có lợi khác, ở điều kiện thích hợp,  thời gian phân huỷ có thể rút xuống còn khoảng 15-20 ngày, giảm mùi hôi.  Thành phẩm sau khi ủ có hàm lượng mùn, dinh dưỡng dễ tiêu cao, giúp thay thế hoặc giảm lượng phân bón hóa học.

Khi trichoderma được bón vào trong đất, chúng tiếp tục phân giải mùn xơ trong đất (cành khô, lá cây, cỏ …) giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất.

Một sô ưu điểm lớn nhất của chế phẩm Trichoderma được kể đến là:

– Không gây hại cho người và vật nuôi, cây trồng

– Có phổ đối kháng rộng trên các loài nấm gây bệnh trên cây trồng

– Sử dụng nhiều cơ chế để kháng lại các vi sinh vật gây bệnh

-Tồn tại lâu dài trong đất nhờ khả năng tự sản sinh ra bào tử

– Trichoderma phát triển nhanh trong đất

– Hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và kích thích tăng trưởng cho cây trồng

Với trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống định danh, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia đã tiến hành phân lập, tuyển chọn và nuôi cấy thành công nhiều chủng nấm Trichoderma spp. có hoạt tính cao, khả năng tạo bào tử nhanh và mật độ cao, sức sống cao, thích nghi tốt … và  đưa vào thử nghiệm trên quy mô lớn tại một số doanh nghiệp, cho hiệu quả tốt.

Hiện nay, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia có kế hoạch chuyển giao công nghệ nhân nhanh chế phẩm vi sinh Trichoderma dạng bột với mật độ bào tử  từ > 109 CFU/g sẽ mang đến cho bà con nông dân những vụ mùa bội thu, những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng thật, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tận dụng nguồn rác thải, phế thải để chuyển hoá thành phân bón hữu cơ, cải tạo đất, phòng trừ bệnh hại, cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường…

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia tự hào mang đến những giải pháp nông nghiệp bền vững.

 

 

Bài viết liên quan