Thứ sáu, 19-04-2024

Giới thiệu chung về hoạt động của Trung Tâm Khảo Kiểm Nghiệm Phân Bón Quốc Gia

18/03/2021

1. Mục đích hoạt động

– Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 3854/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/8/2008 và Quyết định số 1050/QĐ-BNN-TCCB ngày 9/5/2015 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
– Trung tâm chuyên tiến hành những công việc liên quan đến việc khảo nghiệm chất lượng các loại phân bón đã, đang và sẽ được lưu hành trong nước và trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu trồng trọt thiếu yếu cho nông nghiệp.
 

2. Trung tâm khảo nghiệm phân bón quốc gia sẽ làm những việc gì?

– Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 242/QĐ-TT-VP  ngày 13/6/2012 của Cục Trồng trọt. Trung tâm có chức năng giúp Cục Trồng trọt thực hiện các hoạt động: khảo nghiệm phân bón, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng phân bón và thực hiện việc kiểm tra giám sát chất lượng phân bón trên thị trường…
+ Trung tâm tiến hành việc kiểm nghiệm phân bón những loại phân bón  đang được lưu hành trên thị trường trong nước dưới sự chỉ đạo của Cục Trồng Trọt, tìm ra những loại đạt chất lượng và kém chất lượng. Nâng cao chất lượng cho ngành phân bón Việt Nam.
+ Hỗ trợ tiến hành thử nghiệm phân bón trên thực tế cho những loại phân bón mới sản xuất hoặc mới nhập khẩu của các chi cục.
+ Phân tích, xét nghiệm, đánh giá thành phần của những loại phân bón theo yêu cầu của các cơ quan của Bộ nông nghiệp, hoặc chứng nhận chất lượng phân bón cho những loại phân bón mới chuẩn bị lưu hành trên thị trường. Mục đích nâng cao chất lượng phân bón nội địa, để phân bón thương hiệu Việt có khả năng cạnh tranh với những loại phân bón nhập ngoại trên thị trường.
 
3. Hoạt động

– Phòng kiểm nghiệm phân bón của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010 theo quyết định số 376/QĐ-TT-QLCL của Cục trồng trọt.

– Năm 2010 – 2011 từ nguồn dự án ADB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,  Phòng kiểm nghiệm phân bón đã được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, cho phép phân tích được hầu hết các chỉ tiêu trong phân bón, ngoài ra còn có khả năng phân tích ở nhiều lĩnh vực khác như: sản phẩm cây trồng, đất, nước…với độ chính xác cao, đặc biệt có những chỉ tiêu liên quan đến các chất tồn tại ở hàm lượng rất thấp từ phần triệu (ppm) đến phần tỷ (ppb) và nhỏ hơn nữa (ppt).
– Phòng kiểm nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 17025 với bộ phận một cửa độc lập, khách quan, bộ phận kiểm nghiệm có chuyên môn sâu, phân tích nhanh, chính xác. Từ khi thành lập đến nay, Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đảm bảo uy tín, chất lượng đối với mọi đối tượng khách hàng. Không những thế, năm 2015 phòng còn được Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định là một trong những phòng kiểm chứng đối với 2 chỉ tiêu K2Ohh  và hữu cơ tổng số trên phân bón hữu cơ và phân bón khác.
– Mỗi năm, phòng đã tiến hành kiểm nghiệm được khoảng 500 mẫu phân bón của các đơn vị khách hàng (các tổ chức nhà nước: Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước, Ban chỉ đạo 127 của thành phố Hà Nội… ; các cá nhân, doanh nghiệp như một số công ty Phân bón: Nam Điền, Sông Gianh…).
– Trung tâm cũng đang đào tạo người lấy mẫu phân bón chuyên phụ trách việc lấy mẫu đạt chuẩn và khả năng phân biệt tốt các loại phân bón bằng trực quan.
– Hằng năm Trung tâm vẫn luôn được quan tâm và đầu tư vào công nghệ,được đầu tư chuyển giao công nghệ phân bón để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền nông nghiệp, bắt kịp với trình độ với các nước tiên tiến trên thế giới.
– Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT,Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia đang đầu tư xây dựng nâng cấp phòng Kiểm nghiệm, kiểm chứng Quốc gia, tiêu chuẩn Quốc tế. Chính vì vậy Phòng kiểm nghiệm đang chuẩn bị hợp tác với các phòng Thử nghiệm về phân bón của các Quốc gia trên thế giới theo các tiêu chuẩn Quốc tế: EU, Mỹ… để tiến hành hợp tác, kiểm tra, giám sát liên phòng Quốc tế, nâng cao năng lực là phòng Trọng tài của Quốc gia, tiêu chuẩn Quốc tế.
 
 

Bài viết liên quan