Thúc đẩy liên kết, hữu cơ hóa nền nông nghiệp Việt Nam

19/03/2021
Ngày 24/6/2016, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia (Cục Trồng trọt) và Công ty TNHH ViKo Energy, Hàn Quốc tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy liên kết, hữu cơ hóa nền nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam”. Đến tham dự có đại diện từ các tổ chức trong nước và Quốc tế: Tổng hội Nông nghiệp và PTNT; Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Các cựu Đại sứ của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Mỹ, Thụy sỹ, Ý, Đức, Pháp, Campuchia, Singapore, Achentina,…; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản; Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; Báo VTC16; Báo Hải quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh thành và trên 600 đại biểu là các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước
 
Tất yếu thay đổi
Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đến mức báo động. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phát triển còn chậm.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm Khảo kiểm nghiệp phân bón Quốc gia, Công ty TNHH VIKO ENERGY (Hàn Quốc).
 
Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người.
 
Có thể nhận thấy một thực tế hiện nay là việc sản xuất, canh tác của bà con còn dựa quá nhiều vào các loại phân bón hoá học và lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Những điều về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất khi đất canh tác bị nhiễm độc, mất dần độ màu mỡ, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và ảnh hưởng đến thu nhập và cả môi trường sống của bà con
 
Bộ ngành đồng hành cùng người dân
 
Tại chương trình hội thảo, Bà Nguyễn Thị Hồng Vân – Phó Trưởng phòng Kinh tế hợp tác – Cục kinh tế hợp tác và PTNT báo cáo “Vai trò của Hợp tác xã, tổ hợp tác trong phát triển sản phẩm nông nghiệp an toàn và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân”. Báo cáo cho thấy, Hợp tác xã Nông nghiệp đã khẳng định được vai trò trong việc tập hợp và thống nhất thành viên cùng nhau tổ chức sản xuất theo qui trình đảm bảo nông sản an toàn. Hợp tác xã cũng là tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra chéo thành viên đảm bảo chất lượng nông sản an toàn, tạo uy tín chất lượng cho sản phẩm.
 
Đặc biệt Bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia trình bày về “Công tác khảo kiểm nghiệm phân bón, định hướng, chiến lược quản lý chất lượng phân bón phục vụ cho tái cơ câu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Công tác khảo nghiệm phân bón được tiến hành ngày càng chặt chẽ, các trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động kiểm nghiệm phân bón được trang bị hiện đại, đầy đủ nhằm đảm bảo kết quả phân tích chất lượng phân bón chuẩn xác. Trung tâm cũng đã ký hợp tác với các tổ chức trong nước (các Viện, Trường như: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế; Viện Năng suất Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ,…) và Quốc tế (Tập đoàn Agrisearch Technologies Global (ATG) – Mỹ; Tập đoàn Fusa – Mỹ; Tập đoàn VIKO ENERGY – Hàn Quốc; Công ty Amairorikka – Nhật Bản; Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bang Califorlia – Mỹ và một số Viện khoa học, phòng LABO của Pháp, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc …) trong nghiên cứu, kiểm nghiệm liên phòng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Quốc gia từ đầu vào (đất, nước, phân bón, …) đến đầu ra (sản phẩm cây trồng) theo chuỗi giá trị, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế, nhằm đưa các sản phẩm nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, khối EU, khối TPP. . Trung tâm luôn xác định rõ trách nhiệm là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà phân bón hữu cơ, phân bón khác.
 
Đại diện quản lý bộ ngành tại địa phương cũng có những trăn trở trong việc thúc đẩy hữu cơ hóa nền Nông nghiệp. Ông Huỳnh Quốc Thích – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk cũng báo cáo về “Thực trạng tình hình khô hạn và sử dụng phân bón hữu cơ tại các tỉnh vùng Tây Nguyên”. Ông Thích cho biết, Tây Nguyên là vùng có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 trên toàn quốc với trên 5,46 triệu ha, trong đó diện tích Nông nghiệp chiếm 88,3% tương đương 4,82 triệu ha. Trong đó thế mạnh là cây Cà phê, cây Tiêu, cây Công nghiệp khác… Tình trạng hạn hán kéo dài diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân Tây nguyên. Trước thực trạng này, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như chính quyền địa phương và người dân đã chủ động đưa ra một số giải pháp để ứng phó. Bên cạnh các giải pháp cấp bách và lâu dài đó, việc sử dụng phân bón Vi sinh, hữu cơ sinh học cũng là tiến bộ kỹ thuật thủy lợi được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và hoàn toàn có thể vận dụng cho cây trồng ở Tây Nguyên. Tuy nhiên tỷ lệ người dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học còn chiếm tỷ lệ thấp vì thói quen và nhận biết các sản phẩm uy tín chất lượng của người dân chưa cao nên trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ đồng hành với người dân để tiếp cận và ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học vào trồng trọt nhằm phát triển nền Nông nghiệp bền vững.
 
Đại diện cho Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, bBà Nguyễn Thị Kiều – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần thơ cũng báo cáo về “Thực trạng tình hình khô hạn, xâm ngập mặn và sử dụng phân bón hữu cơ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm lúa gạo của cả nước, dự báo đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của vùng khoảng 2,02 – 2,06 triệu ha, trong đó khoảng 1,8 triệu ha trồng lúa và 400 ngàn ha đất trồng cây lâu năm khác. Bà Kiều cho biết “Vừa qua tình trạng hạn hán và xâm ngập mặn ở ĐBSCL rất nghiêm trọng , đất đai bạc màu, nhiễm độc ngày càng tăng… một trong những giải pháp trực tiếp cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng là vấn đề nhận thức và cải tạo đất theo xu hướng phát triển nên nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân bón hưu cơ là cách hợp lý với hiện trạng đất nhiễm mặn hiện nay của ĐBSCL, đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường”.
 
Những đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cũng thể hiện lòng quyết tâm đến việc hữu cơ hóa nền nông nghiệp và sẵn sàng thay đổi để xây dựng một nên nông nghiệp phát triền bền vững . Chia sẻ tại Hội thảo, Ông Trương Hữu Trí – Chủ tịch HĐTV Hợp tác xã Nông nghiệp Gò Gòn, tỉnh Long An cho biết: “Hiện HTX đã được trao chứng nhận VIETGAP trên cây lúa vì chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng nông sản và đảm bảo môi trường nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hợp lý được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt hiện nay phân bón hữu cơ sinh học đang là xu hướng phát triển tất yếu vì những lợi mà nó mang lại cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại phân bón hữu cơ sinh học kể cả thương hiệu nước ngoài và trong nước, tuy nhiên ở góc độ người sử dụng thì chúng tôi không quan trọng là thương hiệu nội hay ngoại mà quan tâm đến chất lượng và giá thành sự đồng hành của doanh nghiệp phân bón đó mới là quan trọng. Hiện nay các thương hiệu Việt Nam đã có nhiều vượt trội, vừa rồi tôi có tiếp cận với thương hiệu phân bón Hữu cơ sinh học của Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp VINCOP gồm có sản phẩm Glory Bio dùng bón lá và Glory Humic dùng bón rễ phải nói là đạt kết quả rất cao trong sử dụng, giá thành lại rẻ, đội ngũ nhân viên kỹ thuật thì trực tiếp hướng dẫn đến người nông dân, đó là điều rất đáng qúy…”.
 
Thể hiện quyết tâm đồng hành cùng người dân trong việc thúc đẩy liên kết, hữu cơ hóa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo chuỗi giá trị, ngay tại Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Công ty TNHH VIKO ENERGY (Hàn Quốc) về thực hiện chuỗi liên kết hữu cơ hóa nền nông nghiệp phát triển bền vững phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam.
 
Một số hình ảnh tại Hội thảo
 
Đại biểu đăng ký tham dự Hội thảo
Đại biểu trao đổi thông tin về các sản phẩm phân bón hữu cơ của Công ty TNHH ViKo Energy
Toàn cảnh đại biểu tham dự Hội thảo

Đoàn Chủ trì Hội thảo

Ông Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT khai mạc Hội thảo

 

Ông Phạm Tiến Vân – Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc phát biểu chào mừng Hội thảo

Ông Yang,Eunju đại diện Bộ Nông lâm Hàn Quốc phát biểu chào mừng Hội thảo

Ông Lee Sang Shin – Chủ tịch Công ty TNHH Viko Energy, phát biểu chào mừng Hội thảo

Bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia

phát biểu tại Hội thảo

Ký kết các văn bản ghi nhớ giữa các bên

Bài viết liên quan