Thứ tư, 24-04-2024

Nghiên cứu phát triển các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng từ các nguyên liệu tái chế phục vụ nông nghiệp tuần hoàn ít phát thải

10/01/2022

     Nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, ít phát thải, Trung tâm KKN phân bón Quốc gia đã triển khai đề tài NCKH cấp cơ sở với tên gọi “Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất một số chế phẩm dinh dưỡng và vi sinh phục vụ thủy sản và canh tác nông nghiệp sạch hơn theo hướng hữu cơ: Áp dụng điển hình cho cây rau, cây ăn trái, cây lúa và nuôi cá”. Mục tiêu của đề tài là phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ các nguyên liệu tái chế từ các quá trình sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản trong nước, đặc biệt là từ phụ phẩm do quá trình chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở khu vực ĐBSCL. Sau một thời gian nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:

      Công bố 01 bài báo khoa học trên tạp chí Môi trường với tên gọi “Đánh giá tiềm năng giảm thiểu phát thải CO2 và hiệu quả kinh tế khi áp dụng chitosan và protein thủy phân từ phụ phẩm của quá trình chế biến tôm trong canh tác lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long”.

    Đưa ra được 1 dòng chế phẩm dinh dưỡng bón lá và bón rễ được nhóm nghiên cứu đặt tên lần lượt là ‘HTEC FOLIAR AGRICULTURAL NUTRIENTSHTEC AGRICULTURAL NUTRIENTS’.

      Nguyên liệu được dùng để sản xuất hai dòng sản phẩm này là các nguyên liệu có nguồn gốc tái chế như chitosan, đạm tôm từ quá trình chế biến phụ phẩm của ngành tôm, hữu cơ compost từ rác thải sinh hoạt, chất thải động vật và các loại chất thải hữu cơ khác. Bên cạnh đó chế phẩm dinh dưỡng bón rễ còn được bổ sung dịch cái từ quá trình nuôi cấy các vi sinh vật như Lactobacillus, PSB, Bacillus velezensis, Bacillus amyloquefaciens,… Sản phẩm nghiên cứu sản xuất được đóng vào các bình 1 lít – 5 lít, hoặc bao 20-25 kg. Hình ảnh minh họa 2 dòng sản phẩm đã được nghiên cứu sản xuất như sau:

CHẾ PHẨM HTEC FOLIAR AGRICULTURAL NUTRIENTS

CHẾ PHẨM HTEC FOLIAR AGRICULTURAL NUTRIENTS

Các chế phẩm này đã được nghiên cứu đánh giá trong Phòng thí nghiệm sau đó được đánh giá thực tế trên đồng ruộng. Các dòng chế phẩm này bước đầu cho cho thấy tác động tích cực lên sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng ở giai đoạn kiến thiết, cây lúa và rau màu.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Áp dụng cho hoa màu tại HTX Nông nghiệp đất thép Củ Chi, TpHCM

Áp dụng cho hoa màu tại HTX Nông nghiệp đất thép Củ Chi, TpHCM

Áp dụng cho cây sầu riêng tại xã Tân Bình, Cai lậy, Tiền Giang

Áp dụng cho cây sầu riêng tại xã Tân Bình, Cai lậy, Tiền Giang

Áp dụng trên cây lúa ở Thoại Sơn, An Giang

Áp dụng trên cây lúa ở Thoại Sơn, An Giang

Áp dụng cho cây sầu riêng tại xã Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang

 

Áp dụng cho cây sầu riêng tại xã Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang

    Định hướng nghiên cứu trong thời gian tới

    Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu của Trung tâm KKN phân bón Quốc gia sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy trình áp dụng hai chế phẩm trên cho các loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu còn lại của đề tài để phát triển các dòng chế phẩm sinh học, vi sinh từ các nguồn nguyên liệu là phụ phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp để góp phần giảm giá thành sản xuất trong nông nghiệp hướng tới sinh kế bền vững gắn với bảo vệ môi trường cho người dân ở khu vực nông thôn.

Bài viết liên quan