Cách phân biệt phân bón kém chất lượng

18/03/2021

Phân bón quyết định 40% năng suất và chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân chính khiến tình trạng phân bón giả, phân kém chất lượng lộng hành.

Nên sử dụng loại phân bón có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Các văn bản của cơ quan quản lý chưa có định nghĩa chính xác về các chất dinh dưỡng, chỉ liệt kê chất dinh dưỡng như: N, P, K, Ca, Mg, Si… Nhưng các chất này chỉ thành dinh dưỡng khi chế biến thành dễ tan trong nước hoặc môi trường do rễ cây tiết ra. Ví dụ: P trong Apatit không phải là phân bón, S trong CaSO4 không phải là dinh dưỡng. Mg trong sà vân cũng không phải là dinh dưỡng vì các loại trên không tan trong nước và dung dịch do rễ cây tiết ra.

Trong các loại phân, phân đơn như urê, SA, clorua amon, supe lân và lân nung chảy là khó làm giả hơn vì tương đối dễ nhận biết do công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao. Riêng đối với phân chứa kali và các loại phân hỗn hợp rất dễ làm giả, làm nhái, làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao.

Phân lân Văn Điển là phân đa yếu tố vì ngoài thành phần dinh dưỡng chính là lân còn có các chất trung lượng và vi lượng. Hàm lượng dinh dưỡng cao 99%. Như vậy, gần 100% là chất dinh dưỡng nên giảm chi phí vận chuyển và không chứa hóa chất độc hại. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển sản xuất theo phương pháp phối chế đạm và kali bằng công nghệ vo viên 3 màu, bằng Mg, S bọc đạm và kali nên hạn chế bị bay hơi và rửa trôi, không có chất phụ gia nên thành phần dinh dưỡng cao, đồng thời dễ kiểm tra bằng mắt thường và khó làm giả. Thành phần các chất dinh dưỡng ghi trên bao bì từng chất chiếm bao nhiêu % rất rõ ràng, không mập mờ.

Để tránh mua phải phân bón giả cần chú ý: Không ham rẻ, không ham khuyến mại cao vì đã là doanh nghiệp họ đều cần lợi nhuận, không ai cho không ai cái gì. Nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là phân giả, phân kém chất lượng.

Không mua phân vón cục, đóng rắn, cứng ngắc hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng. Không sính ngoại, dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau, trong khi phân bón ngoại đắt hơn. Chọn mua phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử. Chọn loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau bởi cây trồng cần nhiều các chất dinh dưỡng trung và vi lượng khác ngoài NPK.

Chọn mua phân bón chậm tan trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mua phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất: đất chua phải dùng loại phân kiềm. Mua phân phù hợp với đối tượng cây trồng và đất. Chọn mua phân có giá thành 1% đơn vị dinh dưỡng thấp nhất (chia thành 1kg phân bón cho tổng % dinh dưỡng ghi trên bao bì).

Nguồn: nongnghiep.vn

Bài viết liên quan