CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG NUÔI CẤY VI SINH THÔNG MINH CELLACT FU500 TẠI TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN QUỐC GIA
Theo chỉ thị 117/ CT-BNN-BVTV: Phát triển phân bón hữu cơ là hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam kể cả trước mắt và lâu dài. Trong thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp để phát triển phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng phân bón mất cân đối còn phổ biến, việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ chưa tương xứng với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón thân thiện môi trường, sử dụng nguyên liệu sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm hữu cơ trong công nghiệp chế biến và rác thải sinh hoạt.
Từ lâu vi sinh vật đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, thực phẩm, mỹ phẩm, trồng trọt, chăn nuôi, xử lý nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rác thải, rác sinh hoạt, xử lý chuồng trại, môi trường… Vì thế cho nên, ứng dụng vi sinh vật vào nông nghiệp hữu cơ chính là một bước đi nhanh chóng, bền vững và đẩy nhanh sản xuất phân bón vi sinh, hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu sẵn có trở nên dễ dàng hơn, từ doanh nghiệp đến người nông dân đều có thể thực hiện được, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón.
Tuy nhiên, sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật chịu tác động từ nhiều yếu tố như: nguồn chủng, dinh dưỡng, nhiệt độ, độ nhiễm tạp, pH, oxy,… Để cung cấp đủ nhu cầu sinh khối vi sinh theo định hướng nông nghiệp hữu cơ, cần tạo ra những sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật có lợi, hoạt tính mạnh, mật độ cao, sức sống và thích nghi tốt với môi trường. Những phương pháp nuôi cấy thủ công chứa nhiều hạn chế như: Không kiểm soát được các điều kiện thiết yếu nêu trên cùng với việc nuôi thứ cấp nhiều lần dẫn đến giảm hoạt tính nay đã không còn phù hợp với xu thế nông nghiệp bền vững, thông minh!
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và Ông Chong Chang Hun – Đại diện Công ty Ecobiznet tại lễ Khai trương Phòng nuôi cấy Vi sinh vật Việt Nam– Hàn Quốc và Văn phòng chuỗi sản phẩm hữu cơ
Nắm bắt nhu cầu đó, sau Lễ cắt băng khánh thành phòng nuôi cấy vi sinh vật Việt Nam – Hàn Quốc và Văn phòng chuỗi sản phẩm hữu cơ tại Hà Nội, giữa Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc Gia và Công ty Ecobiznet Inc đã tiến hành giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật vận hành “Hệ thống nuôi cấy vi sinh thông minh – CellAct FU500” với những đặc điểm ưu việt cả về quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, tối ưu và tự động hoá cách sử dụng nguồn nguyên liệu, năng lượng, các điều kiện nuôi sinh khối…
Ảnh: Chuyên gia Hàn Quốc chuyển giao kỹ thuật vận hành
“Hệ thông nuôi cấy vi sinh thông minh – CellAct FU500”
Với quy trình nuôi cấy vi sinh khép kín và hoàn toàn tự động, điều khiển thông minh, người dùng có thể tự cài đặt các thông số về lượng nước, nhiệt độ, khử trùng, thời gian nuôi, tốc độ khuấy, cung cấp khí…hoặc sử dụng cài đặt sẵn có của những chủng phổ biến trên máy. Thời gian khử trùng nguyên liệu nhanh, sử dụng hệ thống UV công suất lớn, có khoang áo nước giúp ổn định nhiệt và làm mát, giúp tiết kiệm đến 60% năng lượng so với khử trùng và nuôi cấy bằng hệ thống máy khác, đồng thời tăng kết quả nuôi cấy lên 20%. Mật độ vi sinh vật sau nuôi ủ đạt 108 – 1010 CFU/ml, thời gian nuôi cấy chỉ từ 1 ngày so với 5-10 ngày như nuôi truyền thống.
Ảnh: Vận hành thử “Hệ thống nuôi cấy vi sinh thông minh CellAct-FU500“ nuôi cấy Bacillus subtilis hoạt tính phân giải photpho khó tan, phân giải xenlulo, tinh bột, protein
Để phát huy hiệu quả của “Hệ thống nuôi cấy vi sinh thông minh CellAct-FU500” và những tiến bộ trong nuôi cấy vi sinh quy mô lớn từ đất nước có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển là Hàn Quốc, sắp tới Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và Công ty EcoBiznet – Hàn Quốc sẽ:
+ Tăng cường hợp tác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tất cả các đơn vị có liên quan và tới tận bà con nông dân nhằm cung cấp dịch vụ Nông nghiệp theo chuỗi giá trị “Nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn” quản lý từ vật tư đầu vào đến chất lượng sản phẩm đầu ra.
+ Trao đổi chuyên môn thông qua các chuyến tham quan, học tập, hội thảo chuyên đề… Phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, dự án, nghiên cứu cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước và Quốc tế; Tổ chức Hội nghị, hội thảo khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn theo quy định.
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia và Công ty Ecobiznet Inc cam kết đồng hành đưa các giá trị nông nghiệp ưu việt đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia
(National Center for Fertilizer Testing – NCFT)
- Trồng thành công sâm Hàn Quốc theo hướng hữu cơ tại Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết Bình Xuyên – Hightech chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuôi, thuỷ sản, môi trường, cảu tạo đất, trồng Nhân sâm, Wasabi tại Vĩnh phúc
- Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp Ứng Dụng Công nghệ cao Bình Xuyên áp dụng công nghệ AI vào việc trồng nhân sâm Hàn Quốc
- Đoàn công tác của Hàn Quốc thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia chuyển giao công nghệ trồng nhân sâm Hàn Quốc cho công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp ứng dụng Công Nghệ Cao Bình Xuyên tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết với Công ty ECOBIZINET Hàn Quốc, Công ty TNHHUDNLN CNC Bình Xuyên – Bĩnh phúc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm Vi sinh trên lĩnh vực Phân bón, cải tạo đất, Thuỷ sản, chăn nuôi, Môi trường, Rác thải…theo chuỗi giá trị tuần hoàn hữu cơ… Ts Trần Văn Thanh 0909111840. Phụ trách phòng kiểm nghiệm 0979682055
- Nghị định 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về quản lý phân bón
- Nghị định 31/2023/NĐ-CP ngày 9/6/2023, quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 22/12/2018
- NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN