Làm giả phân bón: Phải truy cứu hình sự!
Phóng viên: Phân bón dỏm hoặc giả, nhái các thương hiệu lớn đang tràn lan. Nhờ đâu mà gian thương vẫn có đất sống, thưa ông?
– Ông Lê Quốc Phong:
Nhiều năm nay, phân bón dỏm hoặc giả, nhái tung hoành ở các vùng nông thôn sâu và xa, chủ yếu nhờ đánh vào tâm lý ham rẻ của nông dân và nằm ngoài tầm kiểm tra, kiểm soát của lực lượng hữu trách. Các đại lý phân phối vì ham lợi nhuận nhiều nên tiếp tay. Bà con nông dân thấy phân bón có nhãn hiệu, tưởng là hàng chính phẩm, được cơ quan chức năng kiểm định và giá lại rẻ nên mua dùng. Rốt cuộc, chính họ phải gánh toàn bộ thiệt hại trong khi bên bán cao chạy xa bay, mùa sau không quay trở lại…
Một yếu tố cơ bản nữa là do luật pháp hiện nay chế tài không mạnh, hầu hết các vụ bị phát hiện đều xử lý hành chính nên không răn đe được; trong khi đó, thủ đoạn sản xuất, phân phối và kinh doanh phân bón giả, nhái, dỏm ngày càng tinh vi.
Qua tìm hiểu của Bình Điền thì những hình thức làm phân bón dỏm, giả, nhái thường gặp của gian thương là gì?
– Những công ty không có tên tuổi thì ăn gian bằng cách đưa ra sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng chỉ bằng 30%-40% so với hàm lượng đăng ký nhưng vẫn bán với giá chính phẩm. Còn làm giả thì hiện phổ biến nhất là phân kali, gian thương có thể làm giả toàn bộ bằng cách lấy bột gạch trộn với màu. Về làm nhái, cách thức quen gặp là dùng vỏ (bao bì) của các thương hiệu lớn nhưng ruột (phân bón) thì là loại có hàm lượng N, P, K rất thấp. Hiện các thương hiệu lớn phải tự bảo vệ cho mình và cho khách hàng (nông dân) chứ nông dân thì hầu như không có khả năng phòng tránh được.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị rút giấy phép hàng loạt đơn vị kiểm định phân bón làm bừa. Ông đánh giá thế nào về lĩnh vực kiểm định phân bón hiện nay?
– Không phải đơn vị kiểm định nào cũng làm bậy bạ, nhiều trung tâm làm rất tốt. Song phải thừa nhận là lĩnh vực kiểm định phân bón không được quản lý chặt. Ngành nông nghiệp khi cấp phép hoạt động cho bất cứ đơn vị nào thì phải đánh giá kỹ hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế. Do thiếu kiểm tra và thẩm định năng lực thực tế nên bỏ lọt các đơn vị kém.
Nông dân lại là nạn nhân của tình trạng này trong khi trách nhiệm của các cơ quan chức năng thì khá mơ hồ. Cần có đoàn kiểm tra liên ngành, sau khi thanh tra thì chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra làm rõ, sau đó truy cứu trách nhiệm hình sự vài trường hợp thì tình hình mới chuyển biến được.
- Trồng thành công sâm Hàn Quốc theo hướng hữu cơ tại Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết Bình Xuyên – Hightech chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuôi, thuỷ sản, môi trường, cảu tạo đất, trồng Nhân sâm, Wasabi tại Vĩnh phúc
- Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp Ứng Dụng Công nghệ cao Bình Xuyên áp dụng công nghệ AI vào việc trồng nhân sâm Hàn Quốc
- Đoàn công tác của Hàn Quốc thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia chuyển giao công nghệ trồng nhân sâm Hàn Quốc cho công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp ứng dụng Công Nghệ Cao Bình Xuyên tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết với Công ty ECOBIZINET Hàn Quốc, Công ty TNHHUDNLN CNC Bình Xuyên – Bĩnh phúc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm Vi sinh trên lĩnh vực Phân bón, cải tạo đất, Thuỷ sản, chăn nuôi, Môi trường, Rác thải…theo chuỗi giá trị tuần hoàn hữu cơ… Ts Trần Văn Thanh 0909111840. Phụ trách phòng kiểm nghiệm 0979682055
- Nghị định 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về quản lý phân bón
- Nghị định 31/2023/NĐ-CP ngày 9/6/2023, quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 22/12/2018
- NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN