Quản lý chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
Ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn – môi trường (Sở Công thương TP Hồ Chí Minh) cho biết, toàn thành phố hiện có 46 doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, kinh doanh và 76 DN sản xuất phân bón. Trong đó, có 17 đơn vị đặt cơ sở sản xuất tại thành phố, số khác có cơ sở sản xuất tại các tỉnh như Đồng Nai, Long An, Bình Dương… do vậy, công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng hết sức phức tạp.
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phân bón sai phạm. Đơn cử, Thanh tra Sở Công thương TP Hồ Chí Minh kiểm tra Công ty Nam Viễn Thông (phường 16, quận Gò Vấp), xử phạt DN này hơn 73 triệu đồng vì kinh doanh phân bón không phép, không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy, hàng hóa không rõ nguồn gốc; Công ty cổ phần An Đạt (phường Hiệp Tân, quận Tân Phú) bị xử phạt 93 triệu đồng, vì không có giấy đăng ký kinh doanh, trong kho chứa 6.128 chai phân bón lá không có nhãn hàng hóa, không có nhãn phụ, tổ chức ngâm chai phân bón lá đậm đặc trong thùng nhựa chứa dầu hỏa nhằm tháo nhãn đã hết hạn sử dụng, để dán nhãn mới niên hạn sử dụng đến năm 2017; Công ty Quốc Tế Uy Sang (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) bị xử phạt 65 triệu đồng do kinh doanh 300 gói phân bón trung vi lượng, 1.000 gói phân bón rễ không công bố hợp quy, nhãn ghi không đúng sự thật, kinh doanh sai địa chỉ, không có kho chứa; Công ty Tam Gia Phú (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện 306 gói phân bón rễ trung vi lượng không công bố hợp quy, 100 kg phân đa lượng nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc, kinh doanh không đúng ngành nghề, bị xử phạt 37 triệu đồng.
Phân bón giả, kém chất lượng không chỉ gây hại trực tiếp cho nông dân, còn khiến nhà sản xuất chân chính mất thị trường, suy giảm uy tín. Công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí (Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) sản xuất hơn 50 loại phân bón các loại, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vì là mặt hàng bán chạy cho nên gần đây, sản phẩm đã bị một số cơ sở làm nhái, giả nhãn hiệu. Phó Giám đốc Công ty Hợp Trí Đoàn Nguyên Khôi bức xúc: “Nhà máy được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, riêng phòng thí nghiệm đã ngót nghét 7 tỷ đồng, mới tạo ra được sản phẩm phân bón cung cấp cho người tiêu dùng. Nhưng một cơ sở ở Bình Dương mới đây chỉ dùng công nghệ “cuốc xẻng” đã sản xuất phân bón giả của Hợp Trí, nhãn hiệu hàng giả trên bao bì khi soi kỹ chỉ khác hàng thật một dấu chấm. Chúng tôi đã quyết liệt đưa vụ việc nhờ công an địa phương giải quyết, nhưng công an bảo do số lượng vi phạm ít, nên chưa thể khởi tố hình sự. Hơn sáu tháng đeo đuổi nhằm bảo vệ thương hiệu, nhưng không có kết quả nên bỏ cuộc”.
Thị trường phân bón hiện nay có rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ không đáp ứng về quy định sản xuất theo quy định, nhưng vẫn tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm phân bón, gây loạn thị trường, gây khó cho các nhà máy được đầu tư bài bản. Giám đốc tiếp thị Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền Phan Văn Tâm cho hay, phân bón nhãn hiệu Đầu Trâu của Công ty Bình Điền bị làm giả, nhái không ít. Hình thức gian lận chủ yếu là dùng lại bao bì hoặc nhái tương tự nhãn hiệu rồi bao gói phân kém chất lượng, tiếp thị tận tay nông dân với giá rẻ.
Đại diện Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí cho biết, mới đây, một cơ sở ở Bình Dương đã làm nhái phân ka-li Phú Mỹ của công ty; riêng khu vực phía bắc xảy ra tình trạng dùng bao phân u-rê Phú Mỹ chứa u-rê Trung Quốc nhằm trục lợi.
Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phương Đông nhận định, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn thành phố còn nhiều sai phạm và chưa kiểm soát được. Do hiện nay chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón cho nên việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy là chưa phù hợp và không kiểm soát được chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường, dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý.
HÂN bón là mặt hàng sản xuất có điều kiện do Bộ Công thương cấp giấy phép. Tuy nhiên, còn nhiều cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn thành phố hoạt động không phép, nằm ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng. Theo ông Nguyễn Phương Đông, Nghị định số 202 của Chính phủ chính là điều kiện “cần” để dẹp bỏ những cơ sở sản xuất phân bón không đủ chuẩn theo quy định, và cũng là điều kiện “đủ” để thiết lập lại thị trường phân bón nhiều năm qua luôn đặt trong tình trạng thật giả lẫn lộn, khó quản lý…
- Trồng thành công sâm Hàn Quốc theo hướng hữu cơ tại Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết Bình Xuyên – Hightech chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuôi, thuỷ sản, môi trường, cảu tạo đất, trồng Nhân sâm, Wasabi tại Vĩnh phúc
- Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp Ứng Dụng Công nghệ cao Bình Xuyên áp dụng công nghệ AI vào việc trồng nhân sâm Hàn Quốc
- Đoàn công tác của Hàn Quốc thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia chuyển giao công nghệ trồng nhân sâm Hàn Quốc cho công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp ứng dụng Công Nghệ Cao Bình Xuyên tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết với Công ty ECOBIZINET Hàn Quốc, Công ty TNHHUDNLN CNC Bình Xuyên – Bĩnh phúc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm Vi sinh trên lĩnh vực Phân bón, cải tạo đất, Thuỷ sản, chăn nuôi, Môi trường, Rác thải…theo chuỗi giá trị tuần hoàn hữu cơ… Ts Trần Văn Thanh 0909111840. Phụ trách phòng kiểm nghiệm 0979682055
- Nghị định 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về quản lý phân bón
- Nghị định 31/2023/NĐ-CP ngày 9/6/2023, quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 22/12/2018
- NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN