Phát triển nông nghiệp bền vững trong Hội nhập khối các nước ASEAN
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo lợi ích cho người nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập ASEAN, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp Quỹ Rosa Luxemburg, tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển nông nghiệp bền vững trong Hội nhập ASEAN” trong hai ngày từ 15-16/9 tại Hà Nội.
Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập kinh tế ASEAN nói riêng đã mang lại những lợi ích và cơ hội đáng kể cho nông dân, cho nền nông nghiệp Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN nói chung. Đó là mở rộng thị trường xuất khẩu, tự do mậu dịch, thu hút vốn đầu tư, trao đổi khoa học-công nghệ…
Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra những khó khăn, thách thức ngày càng lớn và người nông dân nằm trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cũng theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập. Tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ, dựa trên mức độ thâm dụng các vật tư cho sản xuất và chi phí lao động rẻ. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững và tốc độ tăng trưởng có biểu hiện giảm, sức cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất.
Ông Lê Quốc Doanh cho rằng, Việt Nam cần rút ra được những sáng kiến, kinh nghiệm phù hợp nhằm thực hiện một số mục tiêu và giải quyết những vấn đề đang đặt ra về phát triển nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với thế giới và ASEAN. Theo đó, cần thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm chủ lực gắn kết với ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và giá thành; đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường và công tác xúc tiến thương mại; tổ chức tốt khâu sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chủ động giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận một số nội dung xoay quanh vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN như: Vai trò của các tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa – Thành tựu và giải pháp; Quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp hàng hóa; Thúc đẩy cạnh tranh nông nghiệp ở Myanmar trong bối cảnh hội nhập ASEAN; Tác động của tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN đến ngành nông nghiệp; Nông nghiệp xanh và thân thiện với môi trường; Các phương thức canh tác nông nghiệp thân thiện với môi trường.
- Trồng thành công sâm Hàn Quốc theo hướng hữu cơ tại Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết Bình Xuyên – Hightech chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuôi, thuỷ sản, môi trường, cảu tạo đất, trồng Nhân sâm, Wasabi tại Vĩnh phúc
- Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp Ứng Dụng Công nghệ cao Bình Xuyên áp dụng công nghệ AI vào việc trồng nhân sâm Hàn Quốc
- Đoàn công tác của Hàn Quốc thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia chuyển giao công nghệ trồng nhân sâm Hàn Quốc cho công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp ứng dụng Công Nghệ Cao Bình Xuyên tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết với Công ty ECOBIZINET Hàn Quốc, Công ty TNHHUDNLN CNC Bình Xuyên – Bĩnh phúc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm Vi sinh trên lĩnh vực Phân bón, cải tạo đất, Thuỷ sản, chăn nuôi, Môi trường, Rác thải…theo chuỗi giá trị tuần hoàn hữu cơ… Ts Trần Văn Thanh 0909111840. Phụ trách phòng kiểm nghiệm 0979682055
- Nghị định 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về quản lý phân bón
- Nghị định 31/2023/NĐ-CP ngày 9/6/2023, quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 22/12/2018
- NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN