Nông nghiệp Việt Nam cần công nghệ xanh để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch
Người nông dân dù đang gặp khó khăn để theo kịp với xu hướng tiêu dùng đối với thực phẩm có nguồn gốc an toàn cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng nếu như không muốn bị bỏ lại.
Được Ngân hàng thế giới nhận xét như một câu chuyện thành công về phát triển kinh tế, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng thu nhập dưới trung bình. Điều này cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu với hàng tiêu dùng chất lượng.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo, số gia đình có thu nhập trên 500 USD mỗi tháng đã tăng từ 1,8 triệu hộ lên hơn 4 triệu hộ trong 10 năm qua.
Điều đáng nói hơn là số siêu thị tại Việt Nam đã cũng tỷ lệ thuận với sức mua ngày càng tăng. Vào năm 2005, chỉ có 47 siêu thị nhưng hiện giờ con số đã chạm mức 975 siêu thị.
Những thông tin trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với ngành nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm. Cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều đang cố nắm bắt nhu cầu tiêu dùng với thực phầm an toàn ngày càng tăng tại Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Đào Thế Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, sự thay đổi này phải được tiến hành cùng lúc với việc gia tăng chuỗi giá trị – chính nhờ người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc thực phẩm.
“Trước đây, chuỗi giá trị thường rất ngắn nhưng hiện tại đã khác và người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về xuất xứ nhãn hiệu của các loại thực vật. Ở chợ truyền thống, mọi thứ được bán với giá rẻ hơn nhưng với mức thu nhập đang tăng tại các thành phố, nhiều người thích mua sắm tại siêu thị hơn. Kết quả là các sản phẩm phải có nhãn mác để phân biệt – nhưng cho đến lúc này, vẫn còn thiếu thông tin liên quan đến nguồn gốc sản phẩm do vậy người tiêu dùng vẫn không thể tin tưởng sản phẩm,” ông Thế Anh nói thêm.
Kể từ năm 2005, những lo sợ về an toàn thực phẩm ngày càng nhiều và những tập đoàn lớn trong nước như VinGroup bắt đầu đầu tư lớn vào nông nghiệp. Động thái mới nhất của VinGroup là chi 44 triệu USD vào sản xuất rau sạch nhằm đảm bảo nguồn cung cho VinMarts – hệ thống siêu thị của VinGroup.
Trong khi đó, các trang trại ở Việt Nam cũng đang dần thay đổi khi sử dụng phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nguồn cung phân bón hữu cơ trong nước không đủ nên người nông dân phải tự sản xuất. Việc sản xuất phân bón hữu cơ thường mất từ 2-3 tháng gây khó khăn trong việc duy trì sản lượng, giữ vững ổn định năng suất. Đây chính là lý do cần áp dụng công nghệ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ông Đào Thế Anh cho biết, trung tâm của ông đang làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc để nhập khẩu công nghệ vi sinh cho phép giảm thời gian sản xuất phân bón hữu cơ từ 2 đến 3 tháng xuống chỉ còn 1 ngày. Điều này thực sự quan trọng với người nông dân tại Việt Nam do diện tích canh tác nhỏ, nếu chỉ sản xuất với năng suất thấp, thu nhập sẽ không được cải thiện và không có khả năng trụ lại trong ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, người nông dân dù đang gặp khó khăn để theo kịp với xu hướng tiêu dùng đối với thực phẩm có nguồn gốc an toàn cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng nếu như không muốn bị bỏ lại.
Hành vi tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh – nhưng thay đổi trong hành vi của người sản xuất cụ thể là nông dân vẫn còn diễn ra từ từ. Nếu muốn đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm được đóng gói và có nhãn mác tốt sẽ bán với giá cao hơn. Nếu có những cá nhân tự giác đầu tư vào việc sản suất nghiêm túc và đóng gói sản phẩm, những người khác cũng sẽ học theo và điều này sẽ tạo thành xu hướng xã hội tích cực, ông Thế Anh nhận định.
- Trồng thành công sâm Hàn Quốc theo hướng hữu cơ tại Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết Bình Xuyên – Hightech chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuôi, thuỷ sản, môi trường, cảu tạo đất, trồng Nhân sâm, Wasabi tại Vĩnh phúc
- Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp Ứng Dụng Công nghệ cao Bình Xuyên áp dụng công nghệ AI vào việc trồng nhân sâm Hàn Quốc
- Đoàn công tác của Hàn Quốc thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia chuyển giao công nghệ trồng nhân sâm Hàn Quốc cho công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp ứng dụng Công Nghệ Cao Bình Xuyên tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia hợp tác liên kết với Công ty ECOBIZINET Hàn Quốc, Công ty TNHHUDNLN CNC Bình Xuyên – Bĩnh phúc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm Vi sinh trên lĩnh vực Phân bón, cải tạo đất, Thuỷ sản, chăn nuôi, Môi trường, Rác thải…theo chuỗi giá trị tuần hoàn hữu cơ… Ts Trần Văn Thanh 0909111840. Phụ trách phòng kiểm nghiệm 0979682055
- Nghị định 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về quản lý phân bón
- Nghị định 31/2023/NĐ-CP ngày 9/6/2023, quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 22/12/2018
- NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN